Kinh doanh

Vận may ngắn ngủi của các ông trùm găng tay Malaysia: Làm giàu 'thần tốc', nhưng nhanh chóng lao dốc khi đại dịch dần lắng xuống

Nhu cầu đồ bảo hộ giảm xuống khi đại dịch dần được kiểm soát đã khiến giới tỷ phú trong ngành găng tay của Malaysia nhanh chóng chứng kiến khối tài sản ròng "bốc hơi" hàng tỷ USD.

Vận may của các ông trùm găng tay cao su của Malaysia giảm dần khi đại dịch COVID-19 dần được kiểm soát, kéo theo đó là nhu cầu về các đồ bảo hộ cá nhân cũng giảm xuống, theo Forbes.

Trong bối cảnh triển vọng tương đối ảm đạm đối với ngành xuất khẩu găng tay, kết hợp với những rủi ro đang hiện hữu với nền kinh tế toàn cầu như áp lực lạm phát, tăng lãi suất, xung đột tại Ukraine, đứt gãy chuỗi cung ứng tại Trung Quốc,… chỉ số chứng khoán nặng về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của Malaysia đã giảm 37% trong năm qua. Trong số này, các nhà sản xuất găng tay chính là những người chứng kiến sự lao dốc lớn nhất.

Tuy nhiên, trong khi Hiệp hội các nhà sản xuất găng tay cao su Malaysia dự kiến giá trị ​​số lượng lô hàng xuất xưởng sẽ giảm đáng kể trong năm nay, sau khi tăng 55% lên 55 tỷ USD vào năm 2021, thì con số này được dự đoán vẫn sẽ cao hơn thời điểm trước khi đại dịch bùng phát.

Chủ tịch hiệp hội Supramaniam Shanmugam cho biết: “Ngành công nghiệp này chắc chắn đã chứng kiến một màn bứt tốc ngoạn mục trong đại dịch. Khi dịch bệnh dần được kiểm soát, đó cũng là giai đoạn mà ngành này tự điều chỉnh. Chúng tôi đang quay trở lại với động lực cung – cầu như bình thường”.

Các nhà sản xuất găng tay của Malaysia, cung cấp 65% lượng nhu cầu găng tay trên toàn cầu, cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các đối thủ Trung Quốc và Thái Lan, đồng thời chi phí hoạt động của họ đang tăng lên trong bối cảnh Mỹ tăng cường giám sát thực tiễn lao động của ngành.

4 công ty lớn nhất, gồm Hartalega Holdings, Top Glove, Kossan Rubber Industries và Supermax đã thực hiện các khoản thanh toán khắc phục hậu quả kể từ năm 2020 cho người lao động nước ngoài, những người đã trả phí tuyển dụng cắt cổ để có việc làm và thực hiện nâng mức lương tiêu chuẩn cao hơn do yêu cầu của chính phủ, bắt đầu từ ngày 1/5.

0x0-6-20220613080138752.jpg?width=700

Giá trị khối tài sản ròng của các công trùm găng tay Malaysia giảm đáng kể. (Ảnh: Forbes).

Tỷ phú Kuan Kam Hon của Hartalega đã chứng kiến giá trị tài sản ròng nắm giữ cùng anh trai giảm một nửa kể từ năm 2021, xuống còn 1,9 tỷ USD. Ông nắm giữ 46% cổ phần của Hartelega, một trong những nhà sản xuất cao su nitrile lớn nhất thế giới.

Trong khi đó, tỷ phú Lim Wee Chai, người sáng lập Top Glove, đã chứng kiến giá trị khối ​​tài sản ròng của mình giảm 60% xuống còn 1,4 tỷ USD cùng với doanh thu giảm 70% trong 6 tháng kết thúc vào tháng 2/2022. Công ty RHB Research có trụ sở tại Malaysia đã cắt giảm dự báo thu nhập cho năm tài chính 2022 của Top Glove xuống còn 19% và dự báo cho năm tài chính 2023 là 4%.

Giá trị khối tài sản ròng của ông trùm Lim Kuang Sia đã giảm gần một nửa xuống chỉ còn 740 triệu USD do giá cổ phiếu của Kossan Rubber, nơi ông cùng các anh em trong gia đình nắm giữ 46% cổ phần, đã giảm 60% trong năm qua, khiến ông mất danh tỷ phú USD. Lãi ròng của công ty giảm 91% trong quý đầu tiên của năm nay, sau khi tăng hơn gấp đôi vào năm 2021.

 

Giá cổ phiếu của Riverstone Holdings, công ty đã báo cáo doanh thu và lợi nhuận ròng trong quý đầu tiên của năm 2022, đã giảm 47%, kéo khối tài sản của ông trùm Wong Teek Son giảm hơn 1/3 giá trị, xuống chỉ còn 565 triệu USD. Trong khi đó, Stanley Thai của Supermax và vợ Cheryl Tan, đã chứng kiến giá trị khối ​​tài sản ròng của họ ở mức 1,1 tỷ USD vào năm ngoái, nay đã giảm hơn 2/3 giá trị.

(Theo: http://vietnambiz.vn/van-may-ngan-ngui-cua-cac-ong-trum-gang-tay-malaysia-lam-giau-than-toc-nhung-nhanh-chong-lao-doc-khi-dai-dich-dan-lang-xuong-20226138240843.htm)
Cùng chuyên mục

Trung Quốc ‘quay xe’, tái áp đặt hạn chế COVID tại Thượng Hải và Bắc Kinh chỉ sau vài tuần

Tổng đài ngân hàng MB - Tổng hợp hotline, số điện thoại Ngân hàng Quân đội MBBank

Khối ngoại bán ròng gần 190 tỷ đồng trên HOSE phiên VN-Index rơi gần 57 điểm, nhưng chưa ngừng gom BSR trên thị trường UPCoM

Xây dựng SCG có tân Tổng Giám đốc

Hà Nội: Người tham gia đấu giá đất phải nộp trước 20% giá khởi điểm

Viettel Construction (CTR) ước lãi trước thuế 194 tỷ đồng trong 5 tháng

Nhà đầu tư thi nhau bỏ cọc đấu giá đất ở khu vực và phân khúc này

Gelex tiếp tục mua lại 500 tỷ đồng trái phiếu trước hạn

Khi bất động sản cũng có hàng lậu, hàng giả

Thanh toán chuyển nhượng BĐS qua ngân hàng: Minh bạch tiền đầu tư