Sống khỏe

22 người tử vong vì sốt xuất huyết

4-1604519876092-16549413024121053187086.

Tuyên truyền người dân các biện pháp phòng tránh sốt xuất huyết

Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 43.628 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó 22 trường hợp tử vong.

Ngày 11/6, Bộ Y tế đã có văn bản gửi các Viện: Vệ sinh dịch tễ TƯ; Pasteur TP Hồ Chí Minh; Pasteur Nha Trang và Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên về việc tăng cường kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống sốt xuất huyết.

Theo Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 43.628 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 22 trường hợp tử vong. Trong đó, TP. Hồ Chí Minh (6 ca), Bình Dương (5 ca), Tây Ninh (3), Đồng Nai (3), Đồng Tháp (1), Sóc Trăng (1), Bạc Liêu (1), Long An (1), Bình Phước (1).

So với cùng kỳ năm 2021, số mắc tăng 53%, tử vong tăng 17 trường hợp. Trong đó, số mắc và tử vong tập trung chủ yếu ở khu vực miền Nam.

Bộ Y tế cho biết, hiện đang là cao điểm mùa dịch. Vì thế, số mắc liên tục tăng cao tại nhiều tỉnh, thành phố trong những tuần gần đây. Dự báo số mắc thời gian tới tiếp tục gia tăng và có thể bùng phát trên diện rộng nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống dịch.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động, không để dịch bùng phát, lan rộng, kéo dài, Bộ Y tế đề nghị lãnh đạo các Viện trên thành lập ngay các đoàn công tác trực tiếp đi kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ các địa phương. Đặc biệt là các tỉnh, huyện, vùng nóng, ghi nhận số mắc và tử vong do sốt xuất huyết cao để tập trung hỗ trợ về chuyên môn kỹ thuật và hóa chất, vật tư phòng chống sốt xuất huyết. 

Phân tích, đánh giá tình hình, nguyên nhân gia tăng sốt xuất huyết và nguy cơ bùng phát dịch bệnh tại các tỉnh thành phố thuộc khu vực phụ trách. Kịp thời báo cáo và chủ động tham mưu Bộ Y tế về công tác chỉ đạo phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết. 

Hướng dẫn các địa phương giám sát chặt chẽ tình hình bệnh nhân trên địa bàn, đảm bảo phát hiện bệnh nhân sớm để điều trị kịp thời, tránh bệnh chuyển độ nặng; tổ chức xử lý triệt để ngay khi phát hiện các ổ dịch và phun hóa chất diệt muỗi chủ động tại khu vực có nguy cơ cao theo hướng dẫn của Bộ Y tế; tập trung truyền thông trước và trong khi triển khai các chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy và chiến dịch phun hóa chất diệt muỗi để người dân biết, phối hợp thực hiện. 

Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc địa phương triển khai mạnh mẽ công tác truyền thông cao điểm trong tháng 6-7/2022; vận động người dân lật úp các dụng cụ chứa nước đọng không sử dụng, đậy kín dụng cụ chứa nước để ngăn muỗi đẻ trứng và diệt muỗi, lăng quăng bọ gậy phòng chống bệnh sốt xuất huyết; vận động cộng đồng, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội chủ động tham gia và phối hợp tốt với cơ quan y tế trong việc thực hiện các hoạt động phòng chống sốt xuất huyết tại địa phương. 

Đồng thời, các Viện phải tổ chức tập huấn về công tác giám sát bệnh nhân, giảm sát côn trùng, kỹ thuật phun hóa chất, diệt lăng quăng/bọ gậy, xử lý ổ dịch, kỹ năng truyền thông cho cán bộ y tế dự phòng.


(Theo: http://phunuvietnam.vn/22-nguoi-tu-vong-vi-sot-xuat-huyet-20220611165706757.htm)
Cùng chuyên mục

Phụ nữ có 4 nếp nhăn này còn là cảnh báo về xương khớp, tập 2 bài ngăn lão hóa

Sầu riêng đại bổ, ăn 1 quả tương đương 3 con gà, đúng hay sai?

5 kiểu uống nước đậu đen gây hại nhưng nhiều người không biết

Thời tiết thất thường, nhiều người tiêm vaccine phế cầu bảo vệ hệ hô hấp

Số ca nhiễm Covid-19 trong ngày giảm, hơn 5.200 bệnh nhân xuất viện

8 thực phẩm giàu protein cho người giảm cân vào bữa phụ

“Tiểu tam” màn ảnh Việt như ngồi trên đống lửa khi mang bầu lần 2

Thực phẩm số 1 dưỡng gan, tránh gan nhiễm mỡ, hầu hết người Việt ít dùng

3 món không nên cho trẻ ăn sáng thường xuyên

Đặt tỏi dưới gối trước khi đi ngủ, điều kỳ diệu sẽ xảy ra