Sống khỏe

Thời tiết thất thường, nhiều người tiêm vaccine phế cầu bảo vệ hệ hô hấp

Các tỉnh miền Bắc mưa nhiều xen kẽ những ngày nắng nóng gay gắt là điều kiện để vi khuẩn phế cầu phát triển, gia tăng ca bệnh đường hô hấp. Nhiều người lớn, đặc biệt là người già đã chủ động tiêm vaccine phòng phế cầu khuẩn, bảo vệ lá phổi.

Theo BS Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa hệ thống tiêm chủng VNVC, các bệnh do phế cầu thường diễn biến nhanh, để lại nhiều di chứng nguy hiểm đến tính mạng, nếu may mắn khỏi bệnh cũng có thể mắc di chứng mù, điếc, liệt và chậm phát triển tâm thần kinh suốt đời. Khoảng 25% người trên 65 tuổi mắc viêm phổi do phế cầu khuẩn có nguy cơ tử vong; 30-50% người bệnh phải gánh chịu những biến chứng nặng nề như áp xe phổi, tràn mủ màng phổi, suy hô hấp nặng, viêm màng ngoài tim…

Tiêm vaccine trước tỷ lệ bệnh hô hấp gia tăng

Sau nhiều ngày mưa trên diện rộng tại các tỉnh miền Bắc, ghi nhận tại khoa Nội hô hấp, BVĐK Tâm Anh Hà Nội tỷ lệ các ca viêm phổi nặng nằm viện điều trị tăng khoảng 20% so với trước khi vào hè. Trước tỷ lệ bệnh hô hấp gia tăng, nhiều người đã chủ động tiêm vaccine phòng bệnh, đặc biệt là vaccine phòng viêm phổi nặng và các bệnh nguy hiểm khác do phế cầu khuẩn.

Bà Nguyễn Thị Hồng (62 tuổi, Long Biên, Hà Nội) có chồng đang điều trị viêm phổi tại BVĐK Tâm Anh Hà Nội đã 5 ngày nay. Bà cho hay, cả hai vợ chồng bà đều đã cao tuổi nhưng vẫn nhận công việc chăm sóc vườn cây để có thêm thu nhập. Tuần trước, chồng của bà là ông Trần Văn Bảy (65 tuổi) dầm mưa khi làm việc, sau đó bị sốt, ho. Hai ngày sau, thấy chồng bị khó thở, bà Hồng vội đưa ông đến bệnh viện cấp cứu. Bác sĩ cho biết ông bị viêm phổi nặng do khuẩn phế cầu - Streptococcus pneumoniae.

"Con gái tôi hay tin mới vội vàng chạy về bệnh viện thăm nom bố. Xong xuôi nó chở tôi đi tiêm phòng ngay. Nó nói bệnh này dễ lây và rất nguy hiểm, tôi bị bệnh nền cao huyết áp càng dễ bị nặng nên cần phải tiêm phòng, nếu không may cả bố cả mẹ đều nằm viện thì một mình nó chăm lo không nổi"- bà Hồng kể lại.

photo-1655013992384-16550139925461439429

Người lớn tuổi đang được nhân viên y tế giới thiệu các thông tin vaccine như ngày sản xuất, hạn sử dụng trước khi tiêm. Ảnh: Minh Ngọc

Tại Trung tâm tiêm chủng VNVC Đông Anh (Hà Nội), chị Trần Thị Thanh Tuyền (40 tuổi) cũng đưa bố mẹ đến tiêm vaccine phòng phế cầu khuẩn và vaccine phòng cúm mùa. Chị Tuyền cho biết: "Hôm qua, nhà hàng xóm của tôi có một bác lớn tuổi bị viêm phổi không thở được phải chuyển đến bệnh viện cấp cứu. Bố mẹ tôi đều đã ngoài 60 tuổi, sức khỏe yếu, lỡ bị bệnh thì nguy hiểm đến tính mạng nên tôi rất lo sợ, phải tranh thủ đưa bố mẹ đi tiêm phòng cả phế cầu và cúm. Tôi cũng tiêm vaccine để yên tâm hơn khi đi làm".

Cần tăng cường bảo vệ phổi trong giai đoạn giao mùa

Theo BS. Bạch Thị Chính, thời tiết thay đổi thất thường, sau nắng lại mưa, khí hậu ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho virus và vi khuẩn phát triển, gây bệnh, gia tăng các bệnh đường hô hấp. Vi khuẩn phế cầu là tác nhân gây viêm phổi nặng trên nhiều bệnh nhân.

Bình thường, vi khuẩn phế cầu thường cư trú ở đường hô hấp trên của con người và không gây bệnh. Vào giai đoạn giao mùa, nắng mưa thất thường, người dân dễ bị viêm đường hô hấp trên, niêm mạc dẫn khí bị tổn thương khiến khuẩn phế cầu dễ dàng xâm nhập, tấn công vào phổi. Ở người cao tuổi, người có bệnh nền hệ miễn dịch đã suy giảm phế cầu khuẩn dễ dàng tàn phá phổi gây viêm phổi nặng, dẫn tới người bệnh bị suy hô hấp, phải thở máy, thậm chí tử vong hoặc gây ra viêm màng não, nhiễm trùng huyết - những bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao.

BS Chính nhấn mạnh: "Phế cầu khuẩn rất dễ lây và rất khó điều trị, quá trình điều trị thường lâu dài và tốn kém; dù may mắn được cứu chữa nhưng người bệnh vẫn có nguy cơ phải chịu đựng những di chứng mù, điếc, liệt, chậm phát triển tâm thần kinh suốt đời. Sẽ rất khó để chúng ta sống trong một môi trường hoàn toàn không bị nhiễm khuẩn cũng như không tiếp xúc với người bệnh. Vaccine chính là phát minh vĩ đại của nhân loại để bảo vệ con người khỏi dịch bệnh".

Bên cạnh phế cầu khuẩn, vi khuẩn Hib và virus cúm mùa cũng là những tác nhân gây viêm phổi. Các nhóm đối tượng chính cần tăng cường bảo vệ lá phổi trong giai đoạn giao mùa gồm trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người trên 60 tuổi và người có bệnh nền như tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường…

photo-1655013997788-16550139978851294756

Người dân được khám sàng lọc miễn phí trước tiêm chủng tại Hệ thống VNVC. Ảnh: Minh Ngọc

Tại Việt Nam, Hệ thống tiêm chủng VNVC luôn nỗ lực cung ứng đầy đủ các loại vaccine quan trọng và chất lượng nhất cho người dân, đặc biệt là các loại vaccine phòng phế cầu khuẩn gồm Vaccine Prevenar 13 (Bỉ) và Synflorix (Bỉ) ngừa phế cầu khuẩn gây ra các bệnh viêm phổi, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não.

Ngoài ra, vaccine cúm thế hệ mới và các vaccine như 5 trong 1, 6 trong 1, vaccine Quimi-Hib ngừa vi khuẩn Hib, vaccine Boostrix và Adacel ngừa ho gà - bạch hầu - uốn ván cũng có thể phòng viêm phổi và biến chứng nguy hiểm của viêm phổi cho cả trẻ nhỏ và người lớn.

Tất cả các loại vaccine đều được Hệ thống tiêm chủng VNVC nhập khẩu chính hãng từ các hãng dược phẩm danh tiếng hàng đầu thế giới và bảo quản trong hệ thống kho lạnh đạt tiêu chuẩn quốc tế GSP, đảm bảo an toàn và hiệu quả cho người sử dụng. VNVC có hệ thống dây chuyền bảo quản lạnh chuyên dụng quy mô nhất với hệ thống kho lạnh tổng và kho lạnh đạt chuẩn GSP tại tất cả các trung tâm tiêm chủng.

Hệ thống VNVC đang nỗ lực mở rộng nhiều trung tâm tiêm chủng đến các địa phương vùng sâu vùng xa để người dân được tiêm chủng vaccine an toàn, chất lượng, chi phí hợp lý và bình ổn giá.

Nguồn: VNVC
(Theo: http://phunuvietnam.vn/thoi-tiet-that-thuong-nhieu-nguoi-tiem-vaccine-phe-cau-bao-ve-he-ho-hap-20220612131712187.htm)
Cùng chuyên mục

Sầu riêng đại bổ, ăn 1 quả tương đương 3 con gà, đúng hay sai?

5 kiểu uống nước đậu đen gây hại nhưng nhiều người không biết

Số ca nhiễm Covid-19 trong ngày giảm, hơn 5.200 bệnh nhân xuất viện

8 thực phẩm giàu protein cho người giảm cân vào bữa phụ

“Tiểu tam” màn ảnh Việt như ngồi trên đống lửa khi mang bầu lần 2

Thực phẩm số 1 dưỡng gan, tránh gan nhiễm mỡ, hầu hết người Việt ít dùng

3 món không nên cho trẻ ăn sáng thường xuyên

Đặt tỏi dưới gối trước khi đi ngủ, điều kỳ diệu sẽ xảy ra

22 người tử vong vì sốt xuất huyết

Bệnh khiến Justin Bieber liệt nửa mặt: Dấu hiệu đơn giản, có thể gây mù, điếc vĩnh viễn