Warning (512): _cake_core_ cache was unable to write 'cake_dev_eng' to File cache [CORE/Cake/Cache/Cache.php, line 327]
Warning (512): _cake_model_ cache was unable to write 'default_crawsite_vanhoadoanhanhanvietnam_com_nodes' to File cache [CORE/Cake/Cache/Cache.php, line 327]
Warning (512): _cake_model_ cache was unable to write 'default_crawsite_vanhoadoanhanhanvietnam_com_nodes' to File cache [CORE/Cake/Cache/Cache.php, line 327]
Giữ gìn văn hoá thờ Mẫu trong tâm thức người trẻ Việt
Văn hóa

Giữ gìn văn hoá thờ Mẫu trong tâm thức người trẻ Việt


Là sinh viên năm cuối lớp Nghiên cứu văn hóa 13 Khoa Văn hóa học - trường Đại học Văn hóa Hà Nội, với tình yêu và niềm tin đặc biệt dành cho văn Việt Nam hóa nhất là tín ngưỡng thờ Mẫu, thông qua chương trình “Khôn đức vô cương", Hà Đăng Hiếu cùng các bạn trẻ trong lớp chính là đại diện cho thế hệ genZ góp phần làm cho tầm vóc văn hóa Việt thêm phát triển.


Tín ngưỡng thờ Mẫu - sản phẩm văn hoá của sự hướng thiện
Từ xa xưa, người Việt đã có truyền thống tôn thờ người mẹ. Mọi vinh quang, trách nhiệm đều gắn với người mẹ: mẹ quê hương, mẹ Tổ quốc, mẹ Việt Nam anh hùng. Mẹ hay còn gọi là mẫu, là đấng sinh thành, dưỡng dục, chở che và bảo vệ. Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt cũng xuất phát từ sự tôn thờ đó. Tôn thờ người mẹ của dân tộc là giá trị khởi nguyên, cốt lõi tỏa sáng giá trị tâm linh của một xã hội thuần nông.
Thêm vào đó, tín ngưỡng thờ Mẫu còn hướng con người đến các giá trị mang tính hướng thiện như: con người phải biết ăn ở, biết đối nhân xử thế, thành tâm thờ phụng ông bà tổ tiên… Các giá trị đầy tính nhân văn đó được lưu truyền lại thông qua các truyền thuyết về nguồn gốc xuất xứ của các Mẫu. Ngày nay, khi cuộc sống chúng ta trở nên ấm no, tín ngưỡng thờ Mẫu vẫn còn là một nét văn hóa và là truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam.

Văn hoá thờ Mẫu trong tâm thức người trẻ Việt
Thờ Mẫu từ lâu đã ăn sâu bám rễ vào tiềm thức của mỗi người con đất Việt. Mang trong mình một ý nghĩa sâu sắc cùng cách biểu diễn lôi cuốn, sống động đã thu hút sự quan tâm. Chính vì vậy, mỗi nét đẹp của tín ngưỡng này không chỉ tồn tại trong thế hệ đi trước mà còn được thực hành và ghi dấu trong các hoạt động văn hóa của các bạn trẻ ngày nay. Và khi thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu ngày càng được coi trọng thì vai trò của người trẻ trong công tác bảo tồn di sản lại càng quan trọng hơn bao giờ hết.


 

Trưởng Ban tổ chức  Hà Đăng Hiếu trong lễ khai mạc chương trình “Khôn đức vô cương”
 

Quá trình bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Mẫu chưa bao giờ là dễ dàng, song vẫn có những người nước ngoài, như ông bà Anthony đã thể hiện sự yêu thích đặc biệt đối với văn hóa Việt Nam khi được giới thiệu về tín ngưỡng này. Đây được xem là sự thúc đẩy tích cực trong quá trình hội nhập, khi văn hóa Việt Nam trở thành nguồn cảm hứng và có được sự quý trọng từ tất cả mọi người.

Đồng hành cùng người trẻ Việt Nam

 

Tín ngưỡng thờ Mẫu là giá trị văn hóa không thể thiếu trong bản sắc dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, để giáo dục và lan tỏa rộng khắp không chỉ đơn giản là việc truyền đạt kiến thức, mà còn đòi hỏi sự nuôi dưỡng tình yêu và hiểu biết từ những nét đặc trưng nhỏ nhặt nhất.
Trong thế giới đa dạng và toàn cầu hóa, tín ngưỡng thờ Mẫu đã giúp những người trẻ Việt duy trì bản sắc văn hóa và tạo cầu nối với quá khứ. Để thế hệ trẻ có thể đóng góp hiệu quả vào việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy văn hóa thờ Mẫu, họ cần có sự giáo dục, hướng dẫn và hỗ trợ từ các nhà nghiên cứu, nhà bảo tồn văn hóa và gần gũi hơn là từ chính nhà trường, gia đình.
Nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc phát triển văn hóa nước nhà, anh Hà Đăng Hiếu cùng các bạn sinh viên trong lớp Nghiên cứu văn hóa vẫn luôn đau đáu trong mình những suy nghĩ làm sao có thể quảng bá tín ngưỡng thờ Mẫu đến với đông đảo người dân một cách đúng đắn nhất.
Xuất phát từ cái tâm hướng thiện và tình yêu với văn hóa Việt, anh Hiếu cùng các bạn sinh viên thuộc lớp Nghiên cứu văn hóa 13 của Khoa Văn hóa học, trường Đại học Văn hóa Hà Nội cùng các đơn vị truyền thông như: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Khoa Văn hóa học - Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã tổ chức chương trình “Khôn đức vô cương”  nhằm lan tỏa giá trị và mang đến góc nhìn chuyên sâu về tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt. Sự kiện bao gồm một chuỗi các hoạt động như triển lãm, talkshow, thực hành diễn xướng hầu Thánh, trình diễn nghệ thuật và các hoạt động khác nhằm tôn vinh tín ngưỡng thờ Mẫu.

Ca sĩ, nhạc sĩ Bùi Tuấn Ngọc biểu diễn tại sự kiện


Sự kiện là cơ hội giúp mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ có thêm không gian giao lưu, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm cũng như lan tỏa nét đẹp của di sản văn hóa phi vật thể này đến công chúng nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung. Đây dường như chính là một tín hiệu tích cực cho thấy giới trẻ ngày nay, đặc biệt là thế hệ GenZ đã có ý thức hơn trong việc bảo vệ, gìn giữ và phát triển văn hóa dân tộc.

Bảo tồn văn hoá thờ Mẫu trong thời đại toàn cầu

Hoạt động thực hiện diễn xướng hầu thánh diễn ra trong chương trình


Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, thế hệ trẻ Việt ngày càng có vai trò quan trọng không chỉ trong bảo tồn và phát triển văn hóa thờ Mẫu, mà còn đưa những giá trị này vươn tới toàn cầu và tạo nên sự độc đáo của văn hóa Việt.
Hội nhập quốc tế không nhất thiết phải xung đột với văn hóa đất nước, thế hệ trẻ Việt Nam cần nhận thức rõ về việc duy trì văn hóa thờ Mẫu không nên trở thành một hình thức mê tín dị đoan. Thay vì tôn sùng mù quáng, người trẻ luôn cần có sự thông thái và cởi mở, luôn kết hợp hài hòa với sự phát triển của thế giới ngày nay, góp phần tạo cầu nối cho hợp tác, giao lưu, giúp văn hóa thờ Mẫu không bị cách biệt mà trở nên thú vị và hấp dẫn với những người bạn từ các quốc gia khác.

Talkshow “Khôn Đức Vô Cương” với sự tham gia của PGS.TS. Phạm Lan Oanh - Phó Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam; PGS.TS. Nguyễn Thị Yên - Giám đốc nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam; Đồng Thầy Huyền Tích.
 
Tổ chức UNESCO đánh giá di sản Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã và đang góp phần quan trọng vào việc tạo ra sợi dây tinh thần liên kết các cộng đồng thực hành di sản, thúc đẩy sự giao lưu, hiểu biết giữa các sắc tộc và tôn giáo. Do đó giáo dục, tuyên truyền về tín ngưỡng thờ Mẫu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển bản sắc văn hóa Việt Nam. Sự hiểu biết, yêu thương, và kính trọng đối với văn hóa dân tộc là chìa khóa để xây dựng một xã hội văn minh.
Những người trẻ Việt Nam cần hòa nhập, nhưng không hòa tan, để đóng góp cho vườn hoa văn hóa của quốc gia những đóa hoa tươi rạng ngời. Quan trọng nhất, họ có thể mang những đặc trưng văn hóa của dân tộc đến với thế giới để cùng lan tỏa, sẻ chia, tạo nên sự hiểu biết và tôn trọng từ bạn bè quốc tế, cùng chung tay đóng góp vào sự hòa bình và phát triển chung của toàn cầu.
Dự án “Khôn Đức Vô Cương” của những bạn trẻ như Hiếu là minh chứng rõ nét về khả năng hòa nhập giữa truyền thống và hiện đại thông qua sáng tạo và phát triển văn hóa thờ Mẫu. Thế hệ trẻ không chỉ là người bảo tồn mà còn là những nhân tố góp phần quan trọng cho sự đa dạng và giàu có của văn hóa Việt trong quá trình hội nhập quốc tế.

Thực hiện: Thu Hương - Bùi Mai - Nguyễn Quỳnh 

Cùng chuyên mục

Ru Tình - Tập thơ của Ca sĩ, Á Hậu Trang Viên đã được ra mắt công chúng

Cuốn sách hạnh phúc cho những đứa trẻ

Ca sĩ Tăng Ngân Hà ra mắt “sàn giao dịch điện tử” dành cho âm nhạc

Bị chồng trách “không thật lòng”, bà xã Mạc Văn Khoa có dòng chia sẻ gây chú ý

Giải đua ngựa "kéo" hơn 6 vạn du khách đến với Bắc Hà

Tầng tầng lớp lớp cảm xúc phức tạp trong “Tiểu thuyết gia nổi loạn”

Truyện ngắn: Mất và được

“Cơn sốt Rubik” cho mùa hè

Giấc mơ hão huyền

3 điều này chính là át chủ bài giúp phụ nữ sống vui vẻ, hạnh phúc